Cọc đồng đỏ tiếp địa phi 18 dài 2,4m: là cọc bằng đồng nguyên chất nên có khả năng truyền điện rất tốt
Đặc điểm của cọc tiếp địa
- Cọc tiếp địa là một thanh kim loại được vót nhọn một đầu để cắm sâu xuống đất, đầu còn làm làm bằng để dùng búa đập vào đóng xuống
- Cọc tiếp địa còn được gọi là điện cực đất hay cọc tiếp âm
- Cọc tiếp địa là điểm cuối của hệ thống chống sét, nó có vai trò quan trọng trong việc phân tán năng lượng sét xuống đất nhắm bảo vệ tính mạng con người và tránh hỏng hóc thiết bị.
Thi công cọc tiếp địa
- Độ sâu cọc so với nền: cọc cần đóng với độ sau theo như thiết kế, thường cọc tiếp địa cần đóng sâu >=0,6m so với mặt nền.
- Đất đóng cọc phải là đất liền thổ và chèn chặt nên toàn bộ chiều dài của cọc, chọn nơi có độ ẩm cao nhất để đóng điện cực đất.
- Điện cực đất có độ dài thông thường 2,4m, khi cần điện cực đất dài hơn có thể hàn nối thẳng thêm cọc hoặc dùng ống nối cọc với cọc ( cọc có tiện ren ở hai đầu), hàn thẳng đầu cọc với cáp rồi thả xuống giếng tiếp địa...
- Khoảng các giữa hai cọc lớn hơn chiều dài cọc: thường hai cọc cách nhau 3m, trong trường hợp đất quá cứng cần không thể đóng được thì cần khoan mồi sau đó đóng cọc, dây nối giữa các cọc có tiết diện không nhỏ hơn dây nối với hộp kiểm tra điện trở đất.